Trang chủĐiều hòa loại cơ

Bài 2: Tìm hiểu các loại máy nén trong hệ thống điều hòa ô tô

Bài 2: Tìm hiểu các loại máy nén trong hệ thống điều hòa ô tô
Like Tweet Pin it Share Share Email

Nội dung chính

1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại máy nén thường gặp

2. Các hư hỏng, cách khắc phục thường gặp

Phần 1: Các video của hocdienoto

Máy nén piston

Máy nén loại piston được sử dụng rộng rãi trên máy nén khí và ngay cả trên máy nén điều hòa. Khi ráp cần chú ý các van hút và van xả, van hút thì thường mềm (để dễ vào), va xả thường cứng và có tấm hạn chế nâng (để tăng áp). Khi ráp thì siết đều cho xuống đều để tránh làm hư thiết bị

Máy nén xoắn ốc

Máy nén điều hòa là thiết bị nén môi chất, chuyển môi chất từ thể hơi áp suất thấp qua thể hơi áp suất cao để tiếp tục chu trình làm lạnh. Máy nén có nhiều loại: loại piston, loại cánh gạt, loại xoắn ốc … Video này cùng tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy nén loại xoắn ốc. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn

Tìm hiểu hoạt động van đuôi máy nén 10PA17VC

Đây là loại máy nén piston cánh nghiêng, 10 piston, 5 piston phía đầu máy, 5 piston phía đuôi máy, máy nén sẽ hoạt động 100% công suất khi kích hoạt hết 10 piston. Và hoạt động 50% công suất nếu chỉ kích hoạt 5 piston. Máy nén loại này của Toyota vẫn có ly hợp từ, vì có thêm van đuôi để hoạt động cho phù hợp với tải nên sẽ làm giảm sự rung giật trong quá trình đóng, ngắt ly hợp

Tìm hiểu hoạt động van đuôi máy nén (loại điều khiển bằng áp suất)

Van đuôi máy nén điều hòa ôtô có 2 loại, loại điều khiển bên trong (điều khiển bởi chính áp suất của ga lạnh) và loại điều khiển bên ngoài (điều khiển bởi điện – xung điện). Mục đích của van này là làm thay đổi dung tích, khoảng dịch chuyển của piston nén cho phù hợp với tải làm lạnh. Đồng thời cũng làm giảm thiểu hiện tượng rung, giật do việc nối hay không nối ly hợp từ, nếu sử dụng ly hợp từ như các máy nén thế hệ cũ. Video này cùng tìm hiểu van đuôi điều khiển bên trong

Tìm hiểu van đuôi máy nén loại điều khiển ngoài

Van đuôi máy nén điều hòa ôtô có 2 loại, loại điều khiển bên trong (điều khiển bởi chính áp suất của ga lạnh) và loại điều khiển bên ngoài (điều khiển bởi điện – xung điện). Mục đích của van này là làm thay đổi dung tích, khoảng dịch chuyển của piston nén cho phù hợp với tải làm lạnh. Đồng thời cũng làm giảm thiểu hiện tượng rung, giật do việc nối hay không nối ly hợp từ, nếu sử dụng ly hợp từ như các máy nén thế hệ cũ. Video này cùng tìm hiểu van đuôi điều khiển bên ngoài

Hocdienoto.com

Ý kiến (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không hiển thị công khai