Trang chủThực hành điện ôtô 2

Các buổi học Thực hành điện ôtô 2 (60 tiết/ 12 buổi/ 5 tiết)

Các buổi học Thực hành điện ôtô 2 (60 tiết/ 12 buổi/ 5 tiết)
Like Tweet Pin it Share Share Email

Buổi 1: Ôn lại các kiến thức cơ bản 

Các công việc thực hành (ghi chú lại vào tập):

1. Sử dụng đồng hồ VOM để đo điện trở như thế nào? Ghi ra các bước, lưu ý bật thang đo qua thang nào thì đồng hồ bị cháy.

2. Xác định chân ra của relay 4 chân thường mở, 4 chân thường đóng, relay 5 chân. Vẽ sơ đồ chân ra  thực tế và chú thích đầy đủ chân nào là 85, 86, 30, 87, 87a

3. Nguyên lý hoạt động cơ bản của mạch điện: mạch bình thường, mạch bị ngắn mạch, mạch bị đẳng thế dương, đẳng thế âm … là như thế nào?. Vẽ hình cho từng trường hợp (đấu nối tiếp 3 đèn có công suất như nhau, đấu nối tiếp 2 đèn có công suất khác nhau)

4. Đo điện áp tại điểm là như thế nào? đo điện áp rơi là như thế nào? Ghi lại giá trị điện áp tại điểm, điện áp rơi đo được trên câu 3

5. Các lưu ý khi đấu dây khi học thực hành điện ôtô

6. Đấu mạch điện điều khiển còi (mạch còi đấu trước công tắc máy), làm theo hướng dẫn, vẽ sơ đồ mạch còi (2 sơ đồ) khi công tắc còi mở và khi công tắc còi đóng thì giá trị điện áp đo được tại các điểm đo là bao nhiêu?

Làm bài xong thì nộp tập (lật ngay chỗ đang làm) để thầy kiểm tra.

Hướng dẫn cụ thể:

1. Sử dụng đồng hồ VOM để đo điện trở như thế nào? Ghi ra các bước, lưu ý bật thang đo qua thang nào thì đồng hồ bị cháy.

Đồng hồ VOM là thiết bị thường dùng nhất của thợ điện ô tô. Video này hướng dẫn những nguyên lý cơ bản nhất khi sử dụng đồng hồ. Để sử dụng hiệu quả, người học cần nắm thật vững nguyên lý hoạt động của mạch điện…

Trong đồng hồ VOM loại kim (loại cơ) khi ta bật thang đo điện trở để đo điện áp thì sẽ cháy cầu chì bảo vệ bên trong. Tuy nhiên, trên đồng hồ số thì không xảy ra hiện tượng này. Cầu chì bên trong đồng hồ sẽ bảo vệ đồng hồ khi bật sai ở chế độ đo điện áp xoay chiều, đo cường độ dòng điện. Cầu chì sẽ cháy khi ta đo nguồn ắc quy mà để ở thang đo ampe (nhưng không chuyển qua khe đo ampe). Mạch điện bên trong (mạch in) sẽ cháy khi đo nguồn ắc quy mà vẫn để ở thang đo điện áp xoay chiều.

Xem thêm nhiều hơn các video về sử dụng đồng hồ VOM tại đây

https://hocdienoto.com/hoc-dien-dien-tu-co-ban/hoc-dien-co-ban/bai-5-su-dung-dong-ho-vom/

Sử dụng thiết bị đo kiểm nhanh

Sinh viên, người mới học điện ô tô thường sử dụng đồng hồ VOM vào 2 mục đích sau: 1. Đo thông mạch (kiểm tra dây dẫn có bị đứt hay không, xác định chân ra các công tắc. 2. Kiểm tra mạch điện có nguồn hay không, hay còn gọi là kiểm tra nóng. Giá thành 1 chiếc đồng hồ VOM sử dụng được khoảng 250k. Tại các trường dạy nghề, việc sử dụng đồng hồ VOM liên tục với đối tượng là các bạn mới học nhanh làm hư thiết bị. Vì vậy, thiết bị đo kiểm tự làm này sẽ giải quyết được các vấn đề đó: dễ làm, dễ sử dụng, độ bền cao, giá thành rẻ …

2. Xác định chân ra của relay 4 chân thường mở, 4 chân thường đóng, relay 5 chân. Vẽ sơ đồ chân ra  thực tế và chú thích đầy đủ chân nào là 85, 86, 30, 87, 87a

Relay là một thiết bị trung gian, chịu tải thay cho các thiết bị điện, được sử dụng rất nhiều trên các mạch điện. Video này hướng dẫn cách xác định chân ra của relay (loại cơ bản). Các relay khác sẽ có thêm một số thay đổi, nên phải cẩn thận khi đo kiểm

Xem thêm nhiều hơn các video về đo kiểm relay tại đây

https://hocdienoto.com/hoc-dien-dien-tu-co-ban/hoc-dien-co-ban/bai-6-xac-dinh-chan-ra-va-kiem-tra-relay/

3. Nguyên lý hoạt động cơ bản của mạch điện: mạch bình thường, mạch bị ngắn mạch, mạch bị đẳng thế dương, đẳng thế âm … là như thế nào?. Vẽ hình cho từng trường hợp (đấu nối tiếp 3 đèn có công suất như nhau, đấu nối tiếp 2 đèn có công suất khác nhau)

Các nguyên lý cơ bản nhất của một mạch điện: Đẳng thế dương, đẳng thế âm, ngắn mạch trực tiếp, mắc nối tiếp, mắc song song … Tại sao khi đấu nối tiếp đèn báo pha và đèn cốt thì đèn báo pha sáng mà đèn cốt không sáng. Tại sao cuộn kéo mắc nối tiếp cuộn cảm của motor khởi động thì cuôn kéo có điện mà motor lúc này chưa quay …

Xem thêm nhiều hơn các video cơ bản về mạch điện một chiều tại đây

https://hocdienoto.com/hoc-dien-dien-tu-co-ban/hoc-dien-co-ban/bai-3-nguyen-ly-hoat-dong-co-ban-mach-dien-mot-chieu-tren-oto/

4. Đo điện áp tại điểm là như thế nào? đo điện áp rơi là như thế nào? Ghi lại giá trị điện áp tại điểm, điện áp rơi đo được trên câu 3

Video này hướng dẫn cho các bạn thế nào là đo điện áp rơi trên tải, thế nào là điện áp tại điểm. Đo kiểm như thế nào. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm. Đây là kiến thức cơ bản phải có trước khi kiểm tra trên xe.

Xem thêm nhiều hơn các video cơ bản về đo điện áp tại đây

https://hocdienoto.com/hoc-dien-dien-tu-co-ban/hoc-dien-co-ban/bai-7-do-dien-ap-roi-dien-ap-tai-diem-do-tren-mach-dien-oto/

5. Các lưu ý khi đấu dây khi học thực hành điện ôtô

Sử dụng bộ cấp nguồn (có chức năng bảo vệ mạch điện, báo ngắn mạch, báo bình ắc quy yếu điện)

Video này chia sẻ đến các anh em đang giảng dạy các bộ môn về điện ô tô, khi đấu các mô đun. Sử dụng bộ cấp nguồn này sẽ chủ động được sẵn nguồn ra (nguồn trước công tắc, nguồn sau công tắc), có cầu chì bảo vệ mạch điện. Ngoài ra, quan trọng nhất là có bộ báo khi người học làm đứt cầu chì, giúp người quản lý lớp dễ biết và có biện pháp khắc phục, chỉnh sửa các nhóm thực hành cho kịp thời.

Lưu ý: Tất cả các công việc liên quan đến nguồn điện, cấp điện cho thiết bị cần phải đấu qua bộ nguồn này để đảm bảo không bị hư hỏng thiết bị. Khi xảy ra đấu sai, gây ngắn mạch… thay vì cháy các thiết bị đắt tiền, thì chỉ cháy cầu chì bảo vệ, cầu chì này có giá rẻ, dễ thay thế. Ai, nhóm nào vi phạm sẽ bị phạt nặng

Sau khi đã hiểu được mạch điều khiển, mạch cấp cho tải ở phần học lý thuyết. Người học sẽ tiếp tục luyện tập phần này qua việc phân biệt đoạn mạch nào là nối với dương, đoạn mạch nào thì nối với âm. Nối dương thì phân biệt bằng dây màu đỏ, nối âm thì phân biệt bằng dây màu đen. Một khi chúng ta phân biệt được đâu là phần mạch nối với dương, đâu là phần mạch nối với âm thì chúng ta sẽ có cách kiểm tra cho phù hợp. Khi kiểm tra xem có điện dương hay không, thì điểm gốc của đèn thử (hay đồng hồ VOM) sẽ là điểm mát. Khi kiểm tra xem có điện âm hay không, thì điểm gốc của đèn thử (hay đồng hồ VOM) sẽ là điểm dương.

6. Đấu mạch điện điều khiển còi (mạch còi đấu trước công tắc máy), làm theo hướng dẫn, vẽ sơ đồ mạch còi (2 sơ đồ) khi công tắc còi mở và khi công tắc còi đóng thì giá trị điện áp đo được tại các điểm đo là bao nhiêu?

Sau khi đã nắm được cách đấu và cách tạo PAN, kiểm tra PAN thì bắt đầu thực hành bài đấu và kiểm tra mạch còi

Sơ đồ mạch điều khiển còi (bài tập Toyota)

https://hocdienoto.com/hoc-dien-than-xe/hoc-den-coi/hoc-mach-dieu-khien-coi/

Buổi 2: Đấu mạch gạt nước (công tắc có IC nằm ngoài)

Mạch gạt nước sử dụng IC nằm ngoài có thể đấu kiểu sử dụng motor dương chờ, hoặc âm chờ, tùy thuộc vào việc ta chọn được IC điều khiển loại gì. Thông thường IC là loại để đấu mạch dương chờ. Vì vậy, cần kiểm tra kỹ IC điều khiển là loại gì trước khi đấu dây

Các công việc thực hành (ghi chú lại vào tập):

1. Xác định chân ra công tắc điều khiển motor gạt nước. Ghi ra các bước xác định chân ra công tắc điều khiển motor gạt nước kiểu dương chờ

2. Xác định chân ra motor gạt nước loại dương chờ. Ghi ra các bước xác định chân ra motor gạt nước loại dương chờ

3. Vẽ sơ đồ đấu dây, có màu đỏ,màu đen như sơ đồ đấu dây khi thực hành

4. Đấu, kiểm tra mạch điện

Hướng dẫn cụ thể

1. Xác định chân ra công tắc điều khiển motor gạt nước

Xem lại nguyên lý hoạt động của hệ thống gạt nước

Motor gạt mưa hoạt động như motor bình thường, cũng có phần stator, rotor giúp motor quay. Tuy nhiên, được thiết kế thêm đĩa cam (cam plate) để motor có thể dừng đúng điểm dừng ngay cả khi tài xế bật off tại vị trí bất kỳ.

Chọn công tắc điều khiển gạt nước để đấu cho mạch dương chờ/ âm chờ

Trên xe du lịch hiện nay đa số đấu mạch âm chờ (đấu mát sẵn cho motor gạt mưa), tuy nhiên vẫn có những xe đấu IC ngoài và đấu mạch dương chờ. Đứng ở góc độ người học, cũng nên tìm hiểu để có cái nhìn bao quát hơn, hiểu rõ hơn. Video này phân biệt mạch gạt mưa đấu dương chờ và âm chờ, từ đó giúp người học chọn đúng công tắc cho từng kiểu đấu

Ghi ra các bước xác định chân ra công tắc gạt nước để đấu kiểu dương chờ

2. Xác định chân ra motor gạt nước loại dương chờ

Xác định chân ra motor gạt nước loại dương chờ

Motor gạt mưa loại dương chờ, tức là khi đấu mạch thì nó được nối dương sẵn, có đặc điểm là nhiều nhất 2 chân thông vỏ (E,S) khi chân S nối E, ít nhất 1 chân thông vỏ (chân E) khi chân S bỏ E thông với B. Chân B lúc nào cũng thông với -1 (gạt chậm), -2 (gạt nhanh), tại điểm dừng thông với S

3. Vẽ sơ đồ đấu dây

Mạch điện điều khiển gạt nước loại motor đấu dương chờ

4. Đấu, kiểm tra mạch điện

Đấu dây đỏ cho các dây liên quan đến nguồn dương, đấu dây đen cho các dây liên quan đến nguồn âm.

Làm 2 pan, dùng thiết bị đo kiểm để xác định mạch điện đang bị đứt mạch chỗ nào

Buổi 3: Đấu mạch gạt nước (công tắc có IC nằm trong)

Mạch gạt nước sử dụng công tắc có IC nằm trong đa phần chỉ đấu mạch âm chờ (do việc cấp điện đã mặc định trong IC)

Tuyệt đối không sử dụng công tắc có IC nằm trong để đấu mạch dương chờ, vì có thể gây cháy công tắc

Các công việc thực hành (ghi chú lại vào tập):

1. Xác định chân ra công tắc điều khiển motor gạt nước. Ghi ra các bước xác định chân ra công tắc điều khiển motor gạt nước đấu kiểu âm chờ

2. Xác định chân ra motor gạt nước loại âm chờ. Ghi ra các bước xác định chân ra motor gạt nước loại âm chờ

3. Vẽ sơ đồ đấu dây, vẽ dây đỏ, dây đen như khi đấu mạch thực hành

4. Đấu, kiểm tra mạch điện

Hướng dẫn cụ thể

1. Xác định chân ra công tắc điều khiển motor gạt nước

Chọn công tắc điều khiển gạt nước để đấu cho mạch dương chờ/ âm chờ

Trên xe du lịch hiện nay đa số đấu mạch âm chờ (đấu mát sẵn cho motor gạt mưa), tuy nhiên vẫn có những xe đấu IC ngoài và đấu mạch dương chờ. Đứng ở góc độ người học, cũng nên tìm hiểu để có cái nhìn bao quát hơn, hiểu rõ hơn. Video này phân biệt mạch gạt mưa đấu dương chờ và âm chờ, từ đó giúp người học chọn đúng công tắc cho từng kiểu đấu

2. Xác định chân ra motor gạt nước loại âm chờ

Xác định chân ra motor gạt nước loại âm chờ

Trên xe thường người ta đấu mạch gạt mưa với tải là motor, được đấu âm sẵn. Motor âm chờ có đặc điểm có ít nhất 3 chân thông với vỏ (E,+1, +2), lúc này chân S đang nối với B, trường hợp còn lại là nhiều nhất là 4 chân thông với vỏ (E, +1, +2, S), lúc này chân S nối với E

3. Vẽ sơ đồ đấu dây

Mạch điện điều khiển gạt nước loại motor đấu âm chờ

4. Đấu, kiểm tra mạch điện

Đấu dây đỏ cho các dây liên quan đến nguồn dương, đấu dây đen cho các dây liên quan đến nguồn âm.

Làm 2 pan, dùng thiết bị đo kiểm để xác định mạch điện đang bị đứt mạch chỗ nào

Xem đầy đủ các video về hệ thống gạt nước tại đây

https://hocdienoto.com/hoc-dien-than-xe/hoc-cac-he-thong-dien-phu/hoc-mach-dieu-khien-motor-gat-nuoc/

Buổi 4: Ôn tập, thực hành cho thuần thục

Nội dung kiểm tra:

1. Đấu mạch motor dương chờ, sử dụng IC nằm ngoài. Tạo pan, đo kiểm pan

2. Đấu mạch motor âm chờ. Tạo pan, đo kiểm pan

3. So sánh 2 cách đấu

4. Vẽ 2 sơ đồ đấu dây trên giấy A4, mỗi sơ đồ trên một mặt, có vẽ rõ màu đỏ – màu đen như sơ đồ đấu dây, sẽ nộp vào đầu buổi kiểm tra (ai không có không được kiểm tra) 

5. Đọc sơ đồ đấu dây hệ thống gạt nước trên xe Isuzu Dmax, Suzuki Swift

Tài liệu Isuzu Dmax 2007 download tại đây

Tài liệu Suzuki Swift 2013 download tại đây

– Vị trí các thiết bị

– Nguyên lý hoạt động, các bước kiểm tra mạch điện điều khiển hệ thống gạt nước trên xe

Xem mạch điện nguyên bản của hãng

Sơ đồ mạch điện điều khiển motor gạt nước Camry 1999

Buổi 5: Kiểm tra cột 1

Nội dung kiểm tra:

1. Kiểm tra đấu mạch: Đấu một trong 2 mạch điều khiển motor gạt nước kiểu dương chờ và kiểu âm chờ … Bài kiểm tra sẽ bị loại nếu vi phạm nguyên tắc an toàn: không đấu bộ nguồn bảo vệ, chạm mạch, đứt cầu chì … Thời gian làm bài là: 25 phút

2. Kiểm tra đứt mạch: Nếu đạt bài đấu mạch, người làm bài sẽ tạm tránh để cho một bạn khác làm PAN đứt mạch. Thí sinh sẽ sử dụng đồng hồ VOM, hoặc đèn kiểm tra để kiểm tra xem mạch điện bị đứt chỗ nào. Lưu ý không sử dụng phương pháp kiểm tra bằng mắt. Thời gian làm bài là: 10 phút

Buổi 6: Đo các công tắc, đấu mạch điều khiển đảo chiều motor đơn giản

Các công việc thực hành (ghi chú lại vào tập):

1. Đo và vẽ sơ đồ chân ra (dạng bảng) công tắc điều khiển loại gạt 6 chân, 3 chế độ. Ghi ra các bước xác định các chân ra. Sau đó vẽ một hình khác, là sơ đồ đấu dây sử dụng duy nhất một công tắc 6 chân 3 chế độ để đảo chiều motor. Vẽ màu dây đỏ, dây đen như đấu mạch thực hành. Đấu và kiểm tra mạch vừa vẽ

2. Vẽ sơ đồ đấu dây sử dụng duy nhất một công tắc 3 chân 3 chế độ (vẫn sử dụng công tắc 6 chân 3 chế độ ở trên, nhưng trong tình huống này chỉ sử dụng 3 chân, thay vì 6 chân như trường hợp đấu mạch trên câu 1), 2 relay 5 chân để đảo chiều motor. Vẽ màu dây đỏ, dây đen như đấu mạch thực hành. Đấu mạch và kiểm tra mạch vừa vẽ

3. Vẽ sơ đồ đấu dây sử dụng duy nhất một công tắc 5 chân 3 chế độ (đây là công tắc phụ, điều khiển các cửa sổ của hành khách), để đảo chiều motor. Vẽ màu dây đỏ, dây đen như đấu mạch thực hành. Đấu mạch và kiểm tra mạch vừa vẽ

Hướng dẫn cụ thể

1. Đo và vẽ sơ đồ chân ra (dạng bảng) công tắc điều khiển loại gạt 6 chân, 3 chế độ. Ghi ra các bước xác định các chân ra. Sau đó vẽ một hình khác, là sơ đồ đấu dây sử dụng duy nhất một công tắc 6 chân 3 chế độ để đảo chiều motor. Đấu và kiểm tra mạch vừa vẽ

Trên các công tắc phụ (hành khách) điều khiển nâng hạ cửa sổ, có tích hợp sẵn 2 relay 5 chân để đảo chiều motor. Thay vì trên công tắc phụ loại 5 chân, ở bất kỳ chế độ nào (up, off, down) đều có 2 cặp chân thông nhau, đường điện qua tải (motor) cũng chính là đường qua công tắc, vì vậy tuổi thọ công tắc giảm. Công tắc phụ loại 6 chân này, khi đo sẽ không có đặc điểm như công tắc 5 chân. Sẽ có 1 nhóm có điện trở gần bằng 0 (2 dây ra motor và 1 dây mát), 1 chân dương, và 2 chân có điện trở. Việc nắm rõ một số thông tin ban đầu sẽ tránh làm cháy công tắc khi xác định chân ra, và khi đấu mạch.

2. Vẽ sơ đồ đấu dây sử dụng duy nhất một công tắc 3 chân 3 chế độ (vẫn sử dụng công tắc 6 chân 3 chế độ ở trên, nhưng trong tình huống này chỉ sử dụng 3 chân, thay vì 6 chân như trường hợp đấu mạch trên câu 1), 2 relay 5 chân để đảo chiều motor. Đấu mạch và kiểm tra mạch vừa vẽ

Đảo chiều motor là chức năng thường gặp trên ôtô: nâng hạ cửa sổ, điều chỉnh ghế, điều khiển kính chiếu hậu, điều khiển motor servo các cửa hướng gió … Video này hướng dẫn đấu mạch đảo chiều loại đơn giản nhất, sử dụng công tắc 3 chân, 2 relay 5 chân. Hiểu, làm được mạch này bạn sẽ dễ dàng học mạch đảo chiều dùng công tắc 4 chân, 5 chân, 6 chân …

3. Vẽ sơ đồ đấu dây sử dụng duy nhất một công tắc 5 chân 3 chế độ (đây là công tắc phụ, điều khiển các cửa sổ của hành khách), để đảo chiều motor. Đấu mạch và kiểm tra mạch vừa vẽ

Công tắc phụ điều khiển các cửa sổ của hành khách loại đơn giản nhất có 5 chân, có thể đấu phối hợp với công tắc tổng của tài xế. Công tắc này có 5 chân, bao gồm 2 chân đấu về motor điều khiển nâng hạ cửa sổ, 1 chân đấu dương (có thể là dương thường trực nếu là mạch ngắt âm, hoặc lấy dương qua công tắc chính nếu là mạch ngắt dương). Và 2 chân còn lại đấu về công tắc chính để lấy âm qua công tắc chính. Khi đấu rời để điều khiển motor thì 2 chân đấu về công tắc chính sẽ được nối âm, 1 chân nối dương và 2 chân về motor

Buổi 6: Đo các công tắc, đấu mạch điều khiển nâng hạ cửa sổ (loại ngắt dương)

Các công việc thực hành (ghi chú lại vào tập):

1. Xem lại nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển nâng hạ cửa sổ loại ngắt dương

2. Xác định chân ra công tắc chính (loại ngắt dương). Ghi lại các bước xác định chân ra của công tắc này

3. Vẽ sơ đồ đấu dây sử dụng một công tắc tổng, 3 công tắc phụ để điều khiển 4 motor nâng hạ cửa sổ. Có vẽ màu đỏ, màu đen như sơ đồ đấu dây khi đấu thực tế

4. Đấu và kiểm tra mạch điện

Hướng dẫn cụ thể

1. Xem lại nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển nâng hạ cửa sổ loại ngắt dương

Mạch điện điều khiển nâng hạ cửa sổ (power window) loại ngắt dương sử dụng công tắc chính (công tắc tổng của tài xế) 11 chân, 3 công tắc phụ 5 chân và 4 motor nâng hạ cửa sổ loại 2 chân. Khi tài xế nhấn lock (khóa chức năng nâng hạ cửa sổ của các công tắc hành khách), lúc này công tắc sẽ ngắt dương cấp cho 3 chân của công tắc phụ, 3 công tắc phụ luôn được cấp âm, và khi bị ngắt dương thì sẽ không điều khiển được các motor của cửa sổ nơi mình ngồi.

2. Xác định chân ra công tắc chính (loại ngắt dương). Ghi lại các bước xác định chân ra của công tắc này

Công tắc phụ điều khiển các cửa sổ của hành khách loại đơn giản nhất có 5 chân, có thể đấu phối hợp với công tắc tổng của tài xế. Công tắc này có 5 chân, bao gồm 2 chân đấu về motor điều khiển nâng hạ cửa sổ, 1 chân đấu dương (có thể là dương thường trực nếu là mạch ngắt âm, hoặc lấy dương qua công tắc chính nếu là mạch ngắt dương). Và 2 chân còn lại đấu về công tắc chính để lấy âm qua công tắc chính. Khi đấu rời để điều khiển motor thì 2 chân đấu về công tắc chính sẽ được nối âm, 1 chân nối dương và 2 chân về motor

3. Vẽ sơ đồ đấu dây sử dụng một công tắc tổng, 3 công tắc phụ để điều khiển 4 motor nâng hạ cửa sổ. Có vẽ màu đỏ, màu đen như sơ đồ đấu dây khi đấu thực tế

Tham khảo sơ đồ dưới đây, khi vẽ phải linh hoạt vẽ đúng cho công tắc mình đang thực hành

Sơ đồ hệ thống nâng hạ cửa sổ loại ngắt dương

4. Đấu và kiểm tra mạch điện loại ngắt dương

Mạch điện điều khiển nâng hạ cửa sổ (power window) loại ngắt dương sử dụng công tắc chính (công tắc tổng của tài xế) 11 chân, 3 công tắc phụ 5 chân và 4 motor nâng hạ cửa sổ loại 2 chân. Khi tài xế nhấn lock (khóa chức năng nâng hạ cửa sổ của các công tắc hành khách), lúc này công tắc sẽ ngắt dương cấp cho 3 chân của công tắc phụ, 3 công tắc phụ luôn được cấp âm, và khi bị ngắt dương thì sẽ không điều khiển được các motor của cửa sổ nơi mình ngồi.

Buổi 7: Đo các công tắc, đấu mạch điều khiển nâng hạ cửa sổ (loại ngắt âm)

Các công việc thực hành (ghi chú lại vào tập):

1. Xem lại nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển nâng hạ cửa sổ loại ngắt âm

2. Xác định chân ra công tắc chính (loại ngắt âm). Ghi lại các bước xác định chân ra của công tắc này

3. Vẽ sơ đồ đấu dây sử dụng một công tắc tổng, 3 công tắc phụ để điều khiển 4 motor nâng hạ cửa sổ. Có vẽ màu đỏ, màu đen như sơ đồ đấu dây khi đấu thực tế

4. Đấu và kiểm tra mạch điện

Hướng dẫn cụ thể

1. Xem lại nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển nâng hạ cửa sổ loại ngắt âm

Mạch điện điều khiển nâng hạ cửa sổ (power window) loại ngắt âm sử dụng công tắc chính (công tắc tổng của tài xế) 12 chân, 3 công tắc phụ 5 chân và 4 motor nâng hạ cửa sổ loại 2 chân. Khi tài xế nhấn lock (khóa chức năng nâng hạ cửa sổ của các công tắc hành khách), lúc này công tắc sẽ ngắt âm 6 chân của công tắc phụ, 3 công tắc phụ luôn được cấp dương, và khi bị ngắt âm thì sẽ không điều khiển được các motor của cửa sổ nơi mình ngồi.

2. Xác định chân ra công tắc chính (loại ngắt âm). Ghi lại các bước xác định chân ra của công tắc này

Mạch điện điều khiển nâng hạ cửa sổ (power window) loại ngắt âm sử dụng công tắc chính (công tắc tổng của tài xế) 12 chân, 3 công tắc phụ 5 chân và 4 motor nâng hạ cửa sổ loại 2 chân. Khi tài xế nhấn lock (khóa chức năng nâng hạ cửa sổ của các công tắc hành khách), lúc này công tắc sẽ ngắt âm 6 chân của công tắc phụ, 3 công tắc phụ luôn được cấp dương, và khi bị ngắt âm thì sẽ không điều khiển được các motor của cửa sổ nơi mình ngồi.

3. Vẽ sơ đồ đấu dây sử dụng một công tắc tổng, 3 công tắc phụ để điều khiển 4 motor nâng hạ cửa sổ. Có vẽ màu đỏ, màu đen như sơ đồ đấu dây khi đấu thực tế

Tham khảo sơ đồ dưới đây, khi vẽ phải linh hoạt vẽ đúng cho công tắc mình đang thực hành

Sơ đồ mạch điện điều khiển nâng hạ cửa sổ loại ngắt âm (4 cửa)

4. Đấu và kiểm tra mạch điện loại ngắt âm

Mạch điện điều khiển nâng hạ cửa sổ (power window) loại ngắt âm sử dụng công tắc chính (công tắc tổng của tài xế) 12 chân, 3 công tắc phụ 5 chân và 4 motor nâng hạ cửa sổ loại 2 chân. Khi tài xế nhấn lock (khóa chức năng nâng hạ cửa sổ của các công tắc hành khách), lúc này công tắc sẽ ngắt âm 6 chân của công tắc phụ, 3 công tắc phụ luôn được cấp dương, và khi bị ngắt âm thì sẽ không điều khiển được các motor của cửa sổ nơi mình ngồi.

Xem đầy đủ hệ thống nâng hạ cửa sổ ở đây

https://hocdienoto.com/hoc-dien-than-xe/hoc-cac-he-thong-dien-phu/hoc-he-thong-nang-ha-cua-so/

Buổi 8: Ôn tập, thực hành cho thuần thục

Các công việc thực hành:

1. Đấu mạch điều khiển nâng hạ cửa sổ loại ngắt dương. Tạo pan, đo kiểm pan

2. Đấu mạch điều khiển nâng hạ cửa sổ loại ngắt âm. Tạo pan, đo kiểm pan

3. So sánh 2 cách đấu

4. Vẽ 2 sơ đồ đấu dây đầy đủ 4 motor loại ngắt dương/ ngắt âm trên giấy A4, mỗi sơ đồ trên một mặt, có vẽ rõ màu đỏ – màu đen như sơ đồ đấu dây, sẽ nộp vào đầu buổi kiểm tra (ai không có không được kiểm tra) 

5. Tra vị trí và tìm hiểu hoạt động của mạch điều khiển nâng hạ cửa sổ trên xe Isuzu Dmax 2007, Suzuki Swift 2013

Tài liệu Isuzu Dmax 2007 download tại đây

Tài liệu Suzuki Swift 2013 download tại đây

Hướng dẫn cụ thể

So sánh 2 cách đấu công tắc tổng điều khiển nâng hạ cửa sổ loại ngắt dương và công tắc tổng nâng hạ cửa sổ loại ngắt âm

Các điểm khác nhau cơ bản giữa 2 công tắc chính, cách đấu 2 công tắc chính (loại ngắt âm/ loại ngắt dương) 1. Loại ngắt âm có 2 chân được cấp nguồn dương, 2 chân này được cấp điện sau khi bật công tắc máy. Loại ngắt dương có 1 chân được cấp nguồn dương, chân dương còn lại cấp điện cho 3 chân dương của 3 công tắc phụ. Khi tài xế nhấn lock (khóa chức năng lên xuống cửa sổ của khách) thì 2 chân dương này không thông nhau, tức là 3 chân của 3 công tắc phụ bị mất dương, 6 chân còn lại của 3 công tắc phụ vẫn còn âm. 2. Loại ngắt dương có 1 chân được cấp nguồn âm, 6 chân của 3 công tắc phụ được nối âm thường trực qua công tắc chính. Đối với loại ngắt âm, chân dương của 3 công tắc phụ được cấp thường trực, 6 chân còn lại của 3 công tắc phụ được cấp mát qua công tắc, khi tài xế nhấn lock (khóa chức năng lên xuống cửa sổ của khách) thì 6 chân này sẽ không còn thông với mát, 3 chân dương vẫn nối dương.

Sơ đồ nguyên bản mạch điều khiển motor nâng hạ cửa sổ

Sơ đồ mạch điện điều khiển motor nâng hạ cửa sổ

Buổi 9: Kiểm tra cột 2

Nội dung kiểm tra:

1. Kiểm tra đấu mạch: Đấu một trong 2 mạch điều khiển motor nâng hạ cửa sổ loại ngắt dương, ngắt âm … Bài kiểm tra sẽ bị loại nếu vi phạm nguyên tắc an toàn: không đấu bộ nguồn bảo vệ, chạm mạch, đứt cầu chì … Thời gian làm bài là: 25 phút

2. Kiểm tra đứt mạch: Nếu đạt bài đấu mạch, người làm bài sẽ tạm tránh để cho một bạn khác làm PAN đứt mạch. Thí sinh sẽ sử dụng đồng hồ VOM, hoặc đèn kiểm tra để kiểm tra xem mạch điện bị đứt chỗ nào. Lưu ý không sử dụng phương pháp kiểm tra bằng mắt. Thời gian làm bài là: 10 phút

Buổi 10: Xác định chân ra, đấu mạch điều khiển kính chiếu hậu

Các công việc thực hành (ghi chú lại vào tập):

1. Xem lại nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển gương chiếu hậu

2. Xác định chân ra công tắc điều khiển kính chiếu hậu. Ghi lại các bước xác định chân ra công tắc này

3. Xác định chân ra của các motor điều khiển kính chiếu hậu. Ghi lại các bước xác định chân ra các motor này

4. Vẽ sơ đồ đấu mạch, ghi rõ dây màu đỏ liên quan đến nguồn dương, và dây màu đen liên quan đến nguồn âm

5. Đấu và kiểm tra mạch điện

Hướng dẫn cụ thể

1. Xem lại nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển gương chiếu hậu

2. Xác định chân ra công tắc điều khiển kính chiếu hậu. Ghi lại các bước xác định chân ra công tắc này

3. Xác định chân ra của các motor điều khiển kính chiếu hậu. Ghi lại các bước xác định chân ra các motor này

4. Vẽ sơ đồ đấu mạch, ghi rõ dây màu đỏ liên quan đến nguồn dương, và dây màu đen liên quan đến nguồn âm

Mạch điện điều khiển kính chiếu hậu (bài tập Toyota)

5. Đấu và kiểm tra mạch điện

Xem đầy đủ các bài học về hệ thống điều khiển kính chiếu hậu tại đây

https://hocdienoto.com/hoc-dien-than-xe/hoc-cac-he-thong-dien-phu/hoc-mach-dieu-khien-kinh-chieu-hau/

Buổi 11: Xác định chân ra, đấu mạch điều khiển ghế chỉnh điện

Các công việc thực hành (ghi chú lại vào tập):

1. Xem lại nguyên lý hoạt động của mạch điện điều khiển ghế chỉnh điện

2. Xác định chân ra các công tắc điều khiển

3. Vẽ sơ đồ đấu dây, dây màu đỏ liên quan đến nguồn dương, dây màu đen liên quan đến nguồn âm

Hướng dẫn cụ thể

1. Xem lại nguyên lý hoạt động của mạch điện điều khiển ghế chỉnh điện

Ghế không có chức năng nhớ

Ghế điều khiển bằng điện hiện nay được sử dụng nhiều. Cơ bản nó gồm có 5 motor: motor điều khiển trượt tới lui, motor điều khiển nâng lên xuống, motor điều khiển ghế dọc, motor điều khiển ngả ghế, motor điều khiển điền đầy lưng… Video này cùng tìm hiểu các chức năng cơ bản này, nguyên lý hoạt động của mạch điện

Ghế có chức năng nhớ

Video này cùng tìm hiểu hoạt động thực tế của ghế điện loại có chức năng nhớ, điều khiển thông qua hộp Seat Position Control. Cách tra sơ đồ khi có mã phụ tùng. Trên cơ sở nắm vững lý thuyết, người học có thể xử lý linh hoạt các tình huống trong sửa chữa

2. Xác định chân ra các công tắc điều khiển

3. Vẽ sơ đồ đấu dây, dây màu đỏ liên quan đến nguồn dương, dây màu đen liên quan đến nguồn âm

Ghế điều khiển điện không có chức năng nhớ

Buổi 12: Kiểm tra, tổng kết điểm

Kiểm tra cột 3, 4:

1. Điều kiện để được kiểm tra:

Đã đạt cột 1, cột 2

2. Kiểm tra cột 3: Đấu dây và kiểm tra mạch điện điều khiển kính chiếu hậu

3. Kiểm tra cột 4: Kiểm tra mạch điện điều khiển ghế điện

4. Kiểm tra đủ 4 cột –> hoàn thành môn học

Kiểm tra các bài chưa đạt:

1. Các bạn kiểm tra không đạt cột 1 hoặc 2 hoặc cả 2 thì kiểm tra lại

2. Lưu ý: Phải hoàn thành kiểm tra trong buổi học cuối này

Hocdienoto.com

Ý kiến (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không hiển thị công khai