Có khoảng 42 giao thức (protocol) được sử dụng rộng rãi trong thông tin. Để thông tin với nhau người ta sử dụng mô hình 7 tầng OSI, với các tầng có một chức năng riêng để truyền tải và nhận thông điệp (message). Công nghiệp ôtô vào những năm 90, yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, mức độ an toàn cho người dùng … Điều này làm tăng số lượng các thiết bị (cảm biến, hộp điều khiển …).
Nếu chỉ sử dụng phương pháp cũ sẽ làm tăng số lượng dây dẫn rất nhiều mà độ tin cậy lại không cao, kể cả sử dụng các giao thức khác, điều này có thể làm mất dữ liệu trong quá trình truyền thông giữa các thiết bị, cũng làm cho độ tin cậy và an toàn không cao. Do đó, CAN ra đời, với việc chỉ sử dụng 2 phân lớp (layer, tầng) là tầng 1 và tầng 2 thay vì sử dụng 7 tầng.
Ngoài ra thay vì sử dụng định dạng theo địa chỉ máy phát/ máy thu, CAN định dạng trên các khung (frame) để xác định mức ưu tiên của từng thông điệp, việc này giúp cho hệ thống dễ dàng phát hiện ra lỗi, ngay cả khi lỗi xuất hiện cũng không làm gián đoạn hoạt động của cả hệ thống. Ngày nay, ngoài CAN classical (đang thảo luận) hiệp hội về CAN (CiA) còn phát triển CANopen, DeviceNet, TTCAN, CAN FD, CAN XL không những ứng dụng rộng rãi trên ôtô, mà còn ứng dụng sâu rộng trong ngành công nghiệp, tự động hóa …
Video các nội dung cần tìm hiểu về mạng CAN
Video Tại sao mạng CAN sử dụng phổ biến trên ôtô
Hocdienoto.com